Hậu quả Vỡ nợ quốc gia

Các quốc gia chủ nợ cũng như nền kinh tế và các công dân của quốc gia vỡ nợ đều chịu ảnh hưởng bởi sự vỡ nợ quốc gia.

Đối với quốc gia chủ nợ

Cái giá phải trả ngay lập tức đối với các chủ nợ là mất toàn bộ gốc và lãi đối với các khoản cho vay của họ đối với quốc gia không trả được nợ.

Trong trường hợp này thông thường sẽ kết thúc bằng các đàm phán quốc tế nhằm hủy bỏ một phần nợ (ví dụ: Thỏa thuận Luân Đôn về các khoản nợ bên ngoài của Đức năm 1953) hoặc cơ cấu lại nợ (ví dụ: Brady Bonds vào những năm 1980).

Đối với quốc gia vỡ nợ

Khi một quốc gia không trả được nợ, nhà nước nước đó sẽ hủy bỏ (hoặc bỏ qua, tùy thuộc vào quan điểm) các nghĩa vụ tài chính / các khoản nợ của mình đối với một số chủ nợ nhất định. Hiệu quả tức thì của việc này là giảm tổng số nợ và giảm các khoản thanh toán đối với lãi của khoản nợ đó. Tuy nhiên một vụ vỡ nợ có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của nhà nước quốc gia này đối với các chủ nợ, điều này cũng đồng nghĩa với việc có thể bị hạn chế khả năng quốc gia đó trong việc nhận được tín dụng từ thị trường vốn.[3] Trong một số trường hợp, quốc gia cho vay có thể cố gắng phá hoại chủ quyền tiền tệ của quốc gia con nợ hoặc thậm chí tuyên chiến.[2]

Liên quan